Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Chùa Thiền Lâm Huế: Vẻ đẹp của 'Xứ Chùa Vàng' trong lòng Cố đô

Huế được biết đến là vùng đất nổi tiếng của những ngôi chùa độc đáo. Trong số đó, Chùa Thiền Lâm Huế là một ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc Thái Lan. Đây cũng là một địa chỉ tâm linh khá thu hút du khách. Hãy cùng Halo ghé thăm ngôi chùa này để hiểu rõ hơn về lịch sử, kiến trúc và xem ngôi chùa này có gì đặc biệt nhé!

1. Chùa Thiền Lâm nằm ở đâu?

Chùa Thiền Lâm hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc chùa Phật Đứng – Phật Nằm. Tọa lạc trên đồi Quảng Tế, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Chùa Thiền Lâm là nơi tu học của các tăng ni Phật tử. Và những ai yêu vẻ đẹp yên bình, không gian thanh tịnh ở chùa. Đây cũng là nơi cho các bạn đến lễ Phật và thư thái tâm hồn sau những ngày căng thẳng, mệt mỏi.

chua-thien-lam

Ảnh: @_vothilehang_

2. Cách đi đến Chùa Thiền Lâm

Từ trung tâm thành phố Huế, bạn đi thẳng đường Hùng Vương, rồi rẽ sang đường Nguyễn Huệ. Đến cuối đường, bạn rẽ trái rồi đi thẳng đường Điện Biên Phủ. Sau đó, rẽ phải vào đường Thanh Hải, tiếp tục đi thẳng cho đến khi thấy tượng Phật Đứng thì rẽ trái là đến nơi.

Chùa Thiền Lâm khá gần Trung tâm thành phố nên bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau. Thông dụng nhất chính là xe máy. Nếu đi tham quan theo đoàn thì nên thuê xe ô tô từ 4-16 chỗ để dễ di chuyển.

chua-thien-lam-hue

Ảnh:@min.anhhhhhh

chua-thien-lam-5

Ảnh: Sưu tầm

3. Lịch sử Chùa Thiền Lâm

Chùa Thiền Lâm cũng như các ngôi cổ tự khác ở Huế đều ẩn chứa những nét thăng trầm theo dòng thời gian lịch sử. Xưa kia Thiền Lâm tự chỉ là một thất nhỏ hay nói đúng hơn là một cốc lá nhỏ giữa tha ma mộ địa – nơi Hòa Thượng Hộ Nhẫn tu thiền. Với phẩm hạnh và trí tuệ cao thông, Ngài đã đạt được hạnh độc cư thiền và trì bát đầu đà.

chua-thien-lam-hue

Ảnh:@trungbuii

Cảm kích trước vị thầy cao cả, người dân địa phương và những Phật tử trên cả nước đã nguyện cúng dường. Chùa Thiền Lâm Tự được xây dựng vào năm 1966, và đã trải qua nhiều gia đoạn tu sửa dưới thời trụ trì của Hòa thượng Hộ Nhẫn. Sau khi viên tịnh, Hòa thượng Hộ Tịnh tiếp quản chùa. Đến nay, chùa không chỉ là điểm đến để tu học mà còn trở thành ngôi chùa nổi tiếng thu hút du khách gần xa đến tham quan và chiêm bái.

chua-thien-lam-1

Ảnh: @uyeenn22

4. Lối kiến trúc độc đáo của Chùa Thiền Lâm Huế

Có thể nói Chùa Thiền Lâm Huế là ngôi cổ tự duy nhất theo phái Nam Tông. Chùa được kế thừa từ kiến trúc truyền thống của các quốc gia Phật giáo trên thế giới. Chính vì vậy, chùa không giống như những ngôi chùa Phật giáo Bắc tông với cổng tam quan dẫn vào vườn thiền. Chùa mang phong cách Phật giáo Nam tông nhẹ nhàng, với những chi tiết ấn tượng. Cùng với màu vàng chủ đạo, màu sắc tâm linh của chùa. Nhưng bên cạnh đó, chất thiền vẫn thể hiện rõ trong các công trình kiến trúc, không gian của ngôi chùa.

Xét về mặt kiến trúc, Chùa Thiền Lâm mang dáng vẻ của những ngôi chùa truyền thống dát vàng ở Thái Lan có tháp hình xoắn ốc. Nhưng khi bước vào khuôn viên của chùa, bạn sẽ tưởng chừng như mình đang đến Miến Điện với xứ sở chùa vàng. Hay về lại với Ấn Độ với các kiến trúc tinh tế ở các bia mộ. Bạn có thể tham khảo thêm top 5 ngôi chùa nổi tiếng ở Huế để cảm thấy sự khác biệt về kiến trúc của chùa Thiền Lâm.

chua-thien-lam-o-hue

Ảnh:@viettuong.2409

chua-thien-lam-2

Ảnh: @chang24195

4.1. Chùa Thiền Lâm nhìn từ bên ngoài

Điều đầu tiên gây ấn tượng với bạn khi đặt chân đến đây là hai tượng Phật với hai tư thế khác nhau nổi bật trên đỉnh đồi Quảng Tế. Tượng Phật đứng với dáng vẻ uy nghi, tượng Phật nằm mang một phong thái nhẹ nhàng, thanh thoát. Chiêm ngưỡng sự thong dong, tự tại của 2 pho tượng này thôi cũng khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm, xua tan đi bao mệt nhọc nơi trần thế.

chua-thien-lam-hue

Ảnh:@linhmmii

Con đường vào chùa đều được trang trí màu vàng, phân thành từng tầng cấp. Các tầng cấp với các bậc nghỉ nơi đây sẽ giúp bạn chuẩn bị cho mình một tâm thế vô cùng thư thả, ung dung. Để bạn có thể sẵn sàng chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi đây.

chua-thien-lam-o-hue

Ảnh: @thuyvivuu

Với nét phái Nam tông nhẹ nhàng, Chùa Thiền Lâm ở Huế sẽ mở ra cho bạn một cổng chào với pho tượng Đức Thế Tôn cao 8m. Với tư thế đang cầm bình bát khất thực rất từ ái và trang nghiêm.

Lối vào khuôn viên chùa rất ấn tượng. Bên trái là không gian thanh tịnh với tượng Phật Thích Ca 3 tầng cao 9m đang tọa thiền dưới sự bảo vệ của Xà Vương. Cùng Đức Thế Tôn với 7 bước đi và ngón tay chỉ lên trời “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Ở phía bên phải là sự hoan hỷ, vui vẻ của muôn loài khi chào đón Đức Thế Tôn ra đời với vườn Ngự Uyển (vườn Nai) xinh đẹp. Thêm vào đó là hoàng hậu Ma Gia và các tỳ nữ.

4.2. Khu vực bên trong chùa

Khi chỉ vừa mới bước vào, bạn sẽ thấy nơi đây có rất nhiều pho tượng, thể hiện được phần nào lịch sử của Đức Phật Thích Ca.

chua-thien-lam-o-hue

Ảnh:@ntbn_le

Đi sâu vào bên trong Chùa Thiền Lâm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những pho tượng, bảo tháp tuyệt đẹp. Và điểm nhấn đặc biệt đó là tượng Phật Thích Ca cao 1,6m tọa thiền trên bảo tọa 2m ở chính giữa. Bên trái là pho tượng Hòa Thượng Hộ Nhẫn bằng sáp giống y như thật. Ngoài ra, chùa còn nổi bật với đại hồng chung rất lớn, nặng đến 700kg.

chua-thien-lam-o-hue

Ảnh: Sưu tầm

Thêm một điểm cộng nữa là Chùa Thiền Lâm có không gian xanh mát với rất nhiều cây xanh bao quan. Khiến tổng thể chùa thêm phần nhẹ nhàng, và yên tĩnh. Đến đây, dường như mọi ưu phiền, bận rộn ngoài kia của cuộc sống đã tan biến tự lúc nào.

chua-thien-lam-o-hue

Ảnh: Cổ trang hoàng cung

4.3. Bảo tháp Miến Điện

Cuối khuôn viên chùa bên trái là một tòa tháp nổi bật với chóp đỉnh vàng cao chót vót. Đó chính là bảo tháp Miến Điện, cao 15m. Phía đỉnh tháp có dáng hình chuông úp ngược với đỉnh nhọn và được trang trí bằng các phù điêu. Xung quanh có 4 tượng sư tử nhìn về 4 hướng. Hình dáng của bảo tháp này được mô phỏng theo kiểu chùa Sirimagala của Myanmar.

chua-thien-lam-o-hue

Ảnh: @t_h_b_thang

Bảo tháp chia thành 2 phần: bên dưới là chánh điện, bên trên là tôn thờ Xá Lợi Phật Thích Ca và chư Thánh Tăng. Không gian trong chánh điện trang nghiêm với các bức tranh về cuộc đời Đức Phật. Sau lưng là phòng khách và thiền thất.

5. Những lưu ý khi tham quan Chùa Thiền Lâm

  • Vì là địa điểm du lịch tâm linh nên các bạn nhớ chọn trang phục cho phù hợp với thuần phong mỹ tục. Áo dài là trang phục đẹp và kín đáo nhất. Hoặc bạn sẽ mặc đồ lam, áo dài lam và những trang phục lịch sự khác.
  • Nếu bạn muốn cúng dường, thì bên trong chánh điện có thùng phước sương. Bạn hãy cầu nguyện và bỏ vào đó.
  • Luôn đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự chung khi tham quan chùa. Không đùa giỡn, hái hoa, ngắt cành bạn nhé.
  • Ngoài việc tham quan, chụp ảnh khung cảnh tuyệt đẹp của chùa, bạn có thể ngồi trò chuyện với các sư Thầy. Nếu đến vào lúc Thầy rảnh rỗi. Bạn sẽ được thiền trà cùng Thầy và nghe những câu chuyện ngắn nhưng là những lời pháp Thầy trao tặng bạn.
  • Chùa còn có nhà khách cho bạn nghỉ ngơi sau khi đã tham quan hoặc vừa đặt chân đến.

chua-thien-lam-o-hue

Ảnh: @thanh_truc

chua-thien-lam-o-hue

Ảnh: @uyeen22

Hãy đến Huế và thử một lần đặt chân đến Chùa Thiền Lâm để cảm nhận một Huế thật khác bạn nhé. Ngôi chùa này sẽ mang đến cho bạn cảm giác bình yên, không khí trong lành. Có cơ hội tìm hiểu thêm về nền văn hóa Phật giáo đặc sắc, hòa mình vào không gian tươi mát của cảnh vật nơi đây.

Khám phá về các ngôi chùa ở Huế:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng hợp 34 homestay Hà Nội decor cực đẹp, giá chỉ từ 200k

Nếu bạn đang muốn tìm đến một chốn an yên để nghỉ ngơi giữa lòng Hà Nội mà không biết phải đi đâu thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Ha...